Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch thường gặp ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có giảm so với trước đây nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.

1. Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim của bạn ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.

Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Thậm chí, những người nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra.

Vị trí mạch máu bị tắc

2. Nguyên nhân nhồi máu cơm tim

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.

Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.

Hình ảnh mảng xơ vữa bám ở thành mạch máu

Nơi mảng xơ vữa bám vào thành mạch bị viêm. Đến 1 thời điểm mảng xơ vữa này bị bong tróc, nứt vỡ thúc đẩy hình thành cục máu đông àm bít tắc lòng mạch máu. Khi lòng mạch bị bít tắc dẫn đến vùng cơ tim phía sau không được đưa máu đến nuôi. Hậu quả gây hoại tử và chết vùng cơ tim đó gây nên nhồi máu cơ tim.

3. Triệu chứng nhồi máu cơm tim

  • Khó thở.
  • Đau hàm.
  • Đau lưng.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Nôn ói.

Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ.

Lưu ý:

  • Không phải ai cũng có dấu hiệu nhồi máu cơ tim giống nhau. Cơn đau thường có thể nhẹ và nhầm với những bệnh lý khác, bao gồm chứng khó tiêu.
  • Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải một số triệu chứng khác, đặc biệt là khó thở, buồn nôn, đau lưng hoặc quai hàm.

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim?

  • Tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Tiền căn nhồi máu cơ tim, tiền căn gia đình có người mắc bệnh động mạch vành sớm (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi).
  • Bệnh thận mạn hoặc tiền căn bệnh tự miễn.
  • Tiền sử tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai kỳ.
  • Rối loạn lipid máuTăng cholesterol, tăng triglycerid máu.
  • Lớn tuổi, trên 40 tuổi.
  • Thừa cân, béo phì BMI ≥23.
  • Hút thuốc lá.
  • Người ít vận động.

5. Làm thế nào để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim tại nhà?

Ngày nay, với sự phát triển của y khoa, đến 80% các cơn đau tim và đột quỵ sớm có thể phòng ngừa được. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc thực hiện lối sống lành mạnh cũng giúp giảm các biến chứng của nhồi máu cơ tim.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá và xung với lượng muối, đường và hạn chế tối đa việc sử dụng chất béo có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, rượu cũng nên được sử dụng trong chừng mực:

  • Đối với nam giới: không quá 3 đơn vị rượu/ ngày
  • Đối với nữ giới: không quá 2 đơn vị rượu/ ngày

Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên

Mỗi ngày, bạn nên dành tối thiểu 30 phút hoạt động thể chất. Bạn không cần phải tập các bài tập quá nặng, thay vào đó, đạp xe, đi bộ, aerobic… Sẽ là những bộ môn không chỉ giúp duy trì thể lực tim mạch mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng quát.

Tránh sử dụng thuốc lá

Thực tế, không chỉ những người hút thuốc lá mà ngay cả chỉ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm với hệ tim mạch. Thế nhưng, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ bắt đầu giảm ngay lập tức. Sau khi một người ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá và có thể giảm một nửa sau 1 năm.

6. Phương pháp điều trị và phòng ngừa biến cố

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có vai trò rất quan trọng điều trị và phòng ngừa biến cố do nhồi máu cơ tim gây ra. Tốt nhất bạn nên vận động thường xuyên. Ăn các thực phẩm có lợi cho tim mạch Tránh uống quá nhiều thức uống có cồn… và hoạt động khác theo chỉ định của bác sĩ.

Uống thuốc phòng ngừa biến cố: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim . Tốt nhất hiện nay là Vasonew được các bác sĩ đầu ngành khuyên dùng.Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả

Đặt stent mạch vành PCI: Đây là phương pháp điều trị các bệnh tim mạch phổ biến gây ra bởi hẹp động mạch vành. Đặt stent mạch vành PCI sẽ giúp phục hồi tưới máu động mạch vành.

Mổ bắc cầu CABG: Mổ bắc cầu CABG nối động mạch chủ đến động mạch vành sau chỗ hẹp. Để cung cấp máu đã oxy hóa đến cho khu vực cơ tim đang bị thiếu máu. Đảm bảo lưu lượng máu nuôi tim. Nhờ đó cải thiện triệu chứng, giảm nhu cầu dùng thuốc và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x